20/12/15

Kỹ thuật trồng củ cải đường

Củ cải đường cũng như rau dền đỏ là một trong những nguồn cung cấp nhiều folate và betaine nhất. Hai chất này giúp làm giảm lượng homcysteine (một loại amino axit có thể gây ra các bệnh tim mạch) trong máu. Thêm vào đó, củ cải đường còn chứa betacyanins giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

Mùa vụ :

  •  Vụ sớm: gieo tháng 7 đến tháng 8, thu từ tháng 8 đến tháng 10.
    Chính vụ: gieo cuối tháng 8 đến hết tháng 9, thu từ tháng 9 đến tháng 11
    Vụ muộn: gieo vào tháng 10, tháng 11 và thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 12
    Trái vụ: từ tháng 4 đến tháng 6, vụ này cho năng suất thấp

Làm đất, bón phân

 
Bộ phận sử dụng chính của cải củ là do rễ phình to thành củ, vì vậy đất trồng phải tơi xốp, cao và thoát nước nhanh, đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ. Đất phải xa khu công nghiệp, xa bệnh viện, nghĩa trang, xa nguồn nước thải và chất thải, đất được cày và phơi ải để hạn chế sâu bệnh. Lên luống rộng 1,2-1,4 mét, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm.
Mật độ khoảng cách: Có thể gieo đều trên mặt luống sau khi đã bón lót phân và san phẳng mặt luống. Để tiện lợi cho việc chăm sóc, bạn có thể rạch đều 3 hàng dọc trên mặt luống.
Khoảng cách: Hàng cách hàng 25-30 cm, cây cách cây 20 cm.
Lượng hạt gieo: 10 – 12 kg/ha (300 – 400g/sào). Hạt gieo xong được phủ bởi một lớp mùn hoặc trấu.
Phân bón như sau:
Phân chuồng ủ mục 10 – 15 tấn / ha hoặc phân hữu cơ vi sinh 2,5 – 3 tấn / ha.
Đạm urê 100 – 110 kg/ha. Nếu sử dụng phân bón lá sinh học, phun từ 2 đến 3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần thì lượng đạm urê chỉ cần từ 40 – 60 kg/ha (2kg/sào).
Supe lân 300 kg/ha
Kali sunphat 80 kg/ha
Bón lót toàn bộ phân chuồng ủ mục hoặc phân hữu cơ vi sinh cùng với các loại phân trộn rải trên mặt luống hoặc bón theo rạch trước khi gieo.
Bón thúc số phân đạm và kali dùng tưới thúc vào 2 thời kỳ:
Lần 1: khi cây 3-4 lá thật, kết hợp tỉa và vun xới lần 1
Lần 2: khi cây phình củ, kết hợp tỉa và vun xới lần 2
Nếu sử dụng các loại phân bón lá sinh học cần tuân thủ chỉ dẫn của từng loại phân để xác định liều lượng cho thích hợp.

Chăm sóc củ cải đường

Vun xới tỉa cây: Cải củ là cây có thời gian sinh trưởng ngắn (45-55 ngày), vì vậy chỉ cần tỉa cây và vun xới 2 lần kết hợp bón thúc.
Tưới nước: Bạn nên luôn giữ ẩm mặt luống sau khi gieo để tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm nhanh và đều. Tuỳ theo độ ẩm đất mà định số lần tưới sau khi cây mọc. Nguồn nước tốt nhất là giếng khoan hoặc nước sông, hồ không bị ô nhiễm.
Lần 1: khi cây 3-4 lá thật, nhặt cỏ, tỉa bỏ cây xấu và xới nhẹ
Lần 2: khi cây bắt đầu phình củ, tỉa định cây kết hợp với vun gốc
Phòng trừ sâu bệnh cho củ cải đường
Sau khi mọc mầm, củ cải đường thường bị bệnh lở cổ rễ, bạn có thể dùng Benlat C50WP 0,2 – 0,3% phun trực tiếp vào đất và cây. Khi cây lớn thường bị bệnh bọ nhảy, rệp, sâu xanh nên phải thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ tổng hợp nếu xuất hiện sâu, rệp … cần phun Sherpa 25 EC 0,2% hoặc BT.
Để đảm bảo an toàn, cần cách ly 10 – 15 ngày sau khi phun thuốc mới thu hoạch.
Khi bạn thu hoặc, tuỳ theo giống nhưng thường 45-50 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Thu hoạch muộn củ cải đường sẽ bấc và giảm chất lượng sản phẩm. Thu hoạch xong thì rửa sạch củ để khô ráo và xếp vào bao bì.
Nguồn : Farmvina